Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số -Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động - Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là việc làm thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật.
  06/06/2023     |  Lượt xem 51   

Tăng cường công tác tuyên truyền hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (từ 01/6 đến 30/6) và Ngày Gia đìnhViệt Nam 28/6

Nhằm nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình. Tôn vinh những giá trị văn hóa nhân văn sâu sắc về truyền thống của gia đình Việt Nam; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa ứng xử trong gia đình, cộng đồng, kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc các giá trị mới, tiến bộ. UBND phường Minh Đức, BCĐ công tác gia đình phường kêu gọi toàn thể cán bộ, Đảng viên và nhân dân phường Minh Đức tích cực hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (từ 01/6 đến 30/6) và Ngày Gia đình Việt Nam 28/6.

 

Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình".

Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hoá dân tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thuỷ chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù và sáng tạo trong lao động, bất khuất kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách đã được gia đình Việt Nam gìn giữ, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước.

Lịch sử ra đời ngày Gia đình Việt Nam được bắt đầu từ ngày 04 tháng 5 năm 2001, Ngày Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 72 về Ngày Gia đình Việt Nam. Quyết định nêu rõ: lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo của các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.  

Ngày gia đình Việt Nam được thành lập với ý nghĩa tôn vinh mái ấm gia đình, mọi người cùng quan tâm, giúp đỡ nhau để xây dựng gia đình phát triển bền vững; đồng thời, đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và sự chung tay của toàn xã hội, giúp cho các gia đình ngày càng ấm no, hạnh phúc; trẻ em được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục.

Trong những năm qua, công tác xây dựng gia đình ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhiều gia đình đã tiếp cận được những dịch vụ xã hội cơ bản, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao. Kinh tế hộ gia đình đóng vai trò quan trọng trong thu nhập quốc dân; nhiều hộ gia đình đã nỗ lực vươn lên làm giàu chính đáng. Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và chăm sóc người cao tuổi trong gia đình được coi trọng và có nhiều tiến bộ. Bình đẳng giới, quyền trẻ em, vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được đề cao.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả rất quan trọng đã đạt được, công tác gia đình hiện nay vẫn còn gặp một số tồn tại, hạn chế như: Chưa có giải pháp đồng bộ, kịp thời để phòng ngừa, ngăn chặn tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, lối sống thực dụng, thông tin tiêu cực trên Internet và mạng xã hội tới gia đình; mặt trái của nền kinh tế thị trường và lối sống thực dụng, ích kỷ, đề cao tự do cá nhân đang tác động mạnh đến giá trị truyền thống và lối sống tốt đẹp trong một số gia đình, nhiều giá trị đạo đức của gia đình đang bị mai một và có biểu hiện xuống cấp.

Để gia đình trở thành bến đỗ bình yên hạnh phúc, là nơi duy trì được bản sắc văn hoá, đồng thời tiếp thu được cái hay, cái mới; các thành viên trong gia đình phải biết tôn trọng, nâng niu các giá trị chuẩn mực của gia đình truyền thống Việt Nam đồng thời phải dành thời gian quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, mỗi gia đình hãy luôn quan tâm, nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ, giữ gìn phát huy bản sắc truyền thống, các giá trị văn hóa chuẩn mực tốt đẹp của gia đình Việt Nam.

Kỷ niệm 22 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2023) là dịp để các gia đình quây quần bên nhau, được gặp gỡ giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình văn hóa, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Mỗi chúng ta hãy tự nâng cao về vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, hãy tự tìm hiểu và học những cách ứng xử gia đình để biết cách giải quyết những vướng mắc, các mối quan hệ trong gia đình một cách tốt đẹp nhất, hãy tự biết bảo vệ bản thân khi có bạo lực xảy ra, có như vậy chất lượng cuộc sống mới được nâng lên từ nền móng một gia đình yên ấm.

Với những thông điệp về hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (từ 01/6 đến 30/6) và Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 như:

- Chung tay phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng Gia đình hạnh phúc.

- Mọi hành vi bạo lực gia đình cần được tố giác và xử lý nghiêm minh theo pháp luật;

- Bảo vệ trẻ em sống an toàn ngay tại gia đình là trách nhiệm của cha mẹ và các thành viên gia đình;

- Ngăn ngừa các hành vi bạo lực gia đình để xây dựng xã hội hạnh phúc;

- Phòng, chống bạo lực gia đình là trách nhiệm của toàn xã hội;

- Bạo lực gia đình vi phạm nghiêm trọng đến quyền con người;

- Hạnh phúc sẽ tỏa sáng trong gia đình không có bạo lực;

- Phòng, chống bạo lực gia đình là trách nhiệm của toàn xã hội;

- Bạo lực gia đình làm suy giảm khả năng học tập và phát triển toàn diện của trẻ em;

- Nạn nhân bạo lực gia đình cần nâng cao ý thức phòng ngừa và kịp thời tìm đến địa chỉ tin cậy cộng đồng để được tư vấn, hỗ trợ;

- Đầu tư cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình là đầu tư cho tiến bộ xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển bền vững.

- Gia đình là nơi bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc;

- Xây dựng nhân cách người Việt Nam từ giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình;

- Xây dựng môi trường gia đình - cộng đồng - xã hội an toàn, lành mạnh;

- Gia đình là cội nguồn sức mạnh, thành trì quan trọng nhất của mỗi con người;

- Gia đình -Tổ ấm nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục những con người khỏe mạnh để xây dựng đất nước;

- Phát huy vai trò của ông bà, cha mẹ trong giáo dục giá trị gia đình cho con cháu;

- Xây dựng nhân cách người Việt Nam từ giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình;

Phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, vai trò của gia đình trong việc duy trì sự ổn định, phát triển gia đình bền vững. Vì một gia đình no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc. Mỗi người dân và từng hộ gia đình phường Minh Đức hãy chung tay gìn giữ và phát huy truyền thống văn hoá ứng xử tốt đẹp trong gia đình, chung tay ngăn chặn và đẩy lùi bạo hành gia đình, để mỗi người được sống yên lành hơn và tôn trọng pháp luật hơn, thiết thực hưởng ứng Tháng hành động phòng, chống bạo lực gia đình và Ngày Gia đình Việt Nam 28/6/2023./.

BAN BIÊN TẬP TRANG TTĐT

 
Video Clip
Thời tiết
HƯNG YÊN WEATHER
Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập : 4265316