Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số -Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động - Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật là việc làm thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Tích cực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật.
  04/10/2023     |  Lượt xem 4365   

BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ LÀ GÌ ?

Bệnh đau mắt đỏ (hay viêm kết mạc) là tình trạng viêm màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu (tròng trắng mắt) và kết mạc mi. Bệnh do virus hoặc nhiễm trùng từ vi khuẩn, phản ứng dị ứng gây ra.

 

Đau mắt đỏ chỉ gây khó chịu, hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực. Bệnh có thể lây lan nên cần chẩn đoán sớm và thực hiện một số biện pháp phòng ngừa đau mắt đỏ.

Các triệu chứng của đau mắt đỏ gồm:

- Đỏ ở tròng trắng hoặc mí mắt bên trong.

- Chảy nước mắt nhiều.

- Có chất dịch màu vàng dày đóng vảy trên lông mi, nhất là sau khi ngủ.

- Có chất dịch màu xanh lá cây hoặc trắng chảy ra từ mắt.

- Cảm giác khó chịu ở 1 hoặc cả 2 mắt.

- Ngứa mắt: gặp ở trường hợp đau mắt đỏ do dị ứng mắt.

- Đốt mắt: gặp ở đau mắt đỏ do hóa chất.

- Tầm nhìn mờ.

- Nhạy cảm với ánh sáng (chứng sợ ánh sáng).

- Mí mắt sưng.

Đau mắt đỏ xuất hiện do những nguyên nhân sau:

- Virus: nguyên nhân phổ biến nhất gây đau mắt đỏ.

- Vi khuẩn: Staphylococcus aureus, Haemophilusenzae, Streptococcus pneumonia và Pseudomonas aeruginosa.

- Chất gây dị ứng: nấm mốc, phấn hoa hoặc các chất khác.

- Các chất gây kích ứng: dầu gội, mỹ phẩm, kính áp tròng, bụi bẩn, khói và clo ở hồ bơi.

- Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs): virus herpes simplex, vi khuẩn lậu hoặc chlamydia có thể gây đau mắt đỏ ở cả người lớn và trẻ sơ sinh.

Dị vật trong mắt.

- Ống dẫn nước mắt bị chặn hoặc chưa mở hoàn toàn ở trẻ sơ sinh.

- Tình trạng tự miễn dịch: các bệnh khiến hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức.

Hướng dẫn cách chữa đau mắt đỏ tại nhà nhanh hết và hiệu quả

1. Thuốc nhỏ mắt

Dùng nước mắt nhân tạo không kê đơn hoặc thuốc nhỏ nước muối có thể làm dịu triệu chứng đau mắt đỏ. Trường hợp đau mắt đỏ do dị ứng, thuốc nhỏ kháng histamine có thể dùng điều trị tình trạng này. Lưu ý, không để đầu ống nhỏ giọt chạm vào mắt, đồng thời rửa tay sạch sau khi nhỏ thuốc.

2. Chườm ấm

Đắp một chiếc khăn ấm và ẩm lên mắt trong vài phút có thể cải thiện triệu chứng đau mắt đỏ, bằng cách:

- Ngâm khăn sạch vào nước ấm rồi vắt khô.

- Đắp miếng vải ẩm lên mắt và để nguyên cho đến khi nguội.

- Lặp lại hành động này nhiều lần trong ngày và thường xuyên nếu bạn thấy triệu chứng cải thiện.

- Sử dụng khăn sạch để tránh lây nhiễm.

- Sử dụng khăn lau khác nhau cho mỗi mắt trong trường hợp bị đau mắt đỏ ở cả 2 mắt.

3. Chườm lạnh

Trường hợp biện pháp chườm nóng không cải thiện triệu chứng đau mắt đỏ, người bệnh có thể áp dụng chườm lạnh và ngược lại. Hãy dùng khăn sạch ngâm nước lạnh đã vắt khô đắp lên mắt giúp làm dịu, giảm sưng. Người bệnh lặp lại nhiều lần trong ngày. Chỉ nên áp dụng ở nhiệt độ vừa phải, tránh để khăn quá lạnh sẽ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

4. Thuốc giảm đau không kê đơn

Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn có thể cải thiện tình trạng đau mắt đỏ nhưng không chữa khỏi bệnh.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như acetaminophen hoặc ibuprofen có thể giúp giảm viêm. Ngoài ra, thuốc dị ứng cũng có thể làm giảm các triệu chứng đau mắt đỏ.

Khi nào người đau mắt đỏ cần gặp bác sĩ?

Có nhiều nguyên nhân gây đỏ mắt, chẳng hạn như dị vật mắc kẹt khiến mắt mờ và nhạy cảm với ánh sáng. Ngay khi gặp phải những triệu chứng này, người bệnh nên nhanh chóng đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt.

Với người đeo kính áp tròng nên tạm ngưng đeo kính ngay khi các triệu chứng đau mắt đỏ xuất hiện. Trường hợp các triệu chứng không thuyên giảm trong 12 - 24 giờ, người bệnh nên đến khám bác sĩ để được kiểm tra và điều trị sớm.

Các triệu chứng gồm:

- Khó khăn khi nhìn.

- Nhạy cảm với ánh sáng hoặc mắt mờ nhưng không cải thiện khi đã lau sạch chất dịch ở mắt.

- Triệu chứng kéo dài hơn 1 tuần.

- Triệu chứng kéo dài hơn 24 giờ sau khi sử dụng thuốc: các triệu chứng nặng hoặc không cải thiện. Dấu hiệu này xảy ra ở trường hợp đau mắt đỏ do vi khuẩn và không cải thiện sau 24 giờ sử dụng kháng sinh.

- Mắt có mủ hoặc chất nhầy.

- Sốt kèm đau nhức.

- Trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ cần được khám ngay lập tức.

Các lưu ý khi bị đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ có thể xảy ra ở bất kỳ ai, dễ lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc. Do đó, khi bạn bị đau mắt đỏ, cần lưu ý những điều sau:

1. Ngừng trang điểm mắt

Người bị đau mắt đỏ nên tạm ngưng trang điểm mắt vì mỹ phẩm có thể khiến tình trạng nặng thêm. Ngoài ra, người bệnh cần thay dụng cụ trang điểm mắt cũ đã sử dụng trước mắc bệnh bằng những đồ dùng mới.

2. Ngừng đeo kính áp tròng

Người bệnh tạm ngưng đeo kính áp tròng cho đến khi đã điều trị khỏi. Ngoài ra, bạn cần khử trùng kính trước khi sử dụng lại.

Chăm sóc người đau mắt đỏ tại nhà

Với trẻ bị đau mắt đỏ, phụ huynh chăm sóc con bằng cách chườm mát hoặc ấm lên mắt để làm dịu các triệu chứng. Làm sạch cẩn thận các vùng xung quanh mắt bằng nước ấm, gạc hoặc tăm bông. Cách này cũng có thể loại bỏ lớp vảy khô khiến mí mắt dính vào nhau mỗi buổi sáng.

Trường hợp trẻ đeo kính áp tròng nên tạm ngưng cho đến khi chữa khỏi đau mắt đỏ. Sau đó, bạn khử trùng tròng kính và hộp đựng ít nhất 2 lần trước khi cho con đeo lại. Nếu trẻ đeo kính áp tròng dùng 1 lần, hãy vứt bỏ cặp kính đeo hiện tại và sử dụng cặp mới sau khi hết bệnh. Khi bị bệnh, phụ huynh cho trẻ ở nhà nghỉ ngơi, đồng thời nhằm hạn chế lây đau mắt đỏ cho những bạn khác.

Trị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi?

Bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và cách bạn điều trị. Hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ nhẹ đến trung bình đều tự khỏi, tuy nhiên, bệnh dễ lây nên cần điều trị sớm.

Nếu đau mắt đỏ do vi khuẩn, tình trạng này sẽ cải thiện trong 1 tuần. Người bệnh nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Mắt ngay khi các triệu chứng xuất hiện. Đồng thời, tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ ngay cả khi các triệu chứng biến mất.

Với đau mắt đỏ do virus, bệnh thường kéo dài từ 4 - 7 ngày, thậm chí kéo dài đến 14 ngày. Khi không còn các triệu chứng sau đây, bạn có thể quay trở lại làm việc bình thường:

- Chất dịch màu vàng.

- Vảy đóng trên lông mi hoặc ở khóe mắt.

- Mắt không còn đỏ.

Mắt mờ sau khi bị đau mắt đỏ có sao không?

Thông thường, đau mắt đỏ không ảnh hưởng nhiều đến thị lực. Tuy nhiên, một số trường hợp người bệnh bị viêm, nhiễm trùng nặng, tiết dịch và sưng tấy ảnh hưởng đến giác mạc khiến mắt bị mờ sau khi bị đau mắt đỏ. Tình trạng này có thể thuyên giảm sau đó.

Song, nếu hiện tượng bị mờ mắt sau khi đau mắt đỏ kéo dài, thậm chí nghiêm trọng hơn, người bệnh nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Mắt để kiểm tra, xác định nguyên nhân và điều trị sớm.

Phòng tránh bệnh đau mắt đỏ thế nào?

Nếu bản thân bị đau mắt đỏ, bạn nên áp dụng những biện pháp sau để hạn chế lây bệnh sang người khác:

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây. Rửa sạch tay trước và sau khi vệ sinh, bôi thuốc nhỏ mắt trị đau mắt đỏ hoặc thuốc mỡ lên mắt bị nhiễm trùng. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng dung dịch chứa ít nhất 60% cồn để rửa tay.

- Tránh chạm hoặc dụi tay vào mắt. Điều này có thể làm tình trạng trở nên trầm trọng hoặc lây lan sang mắt còn lại.

- Làm sạch chất dịch xung quanh mắt vài lần trong ngày bằng khăn sạch, ướt hoặc tăm bông. Vứt bỏ tăm bông sau khi sử dụng, giặt khăn bằng nước nóng và chất tẩy rửa, sau đó rửa tay bằng xà phòng và nước ấm.

- Không sử dụng chung 1 chai thuốc nhỏ mắt cho mắt nhiễm trùng và không nhiễm trùng.

- Giặt vỏ gối, ga trải giường, khăn mặt và khăn tắm thường xuyên bằng nước nóng và chất tẩy rửa. Đồng thời, bạn hãy rửa tay sau khi đã xử lý các vật dụng đó.

- Ngừng đeo kính áp tròng cho đến khi bác sĩ khoa Mắt thấy an toàn mới đeo lại.

- Làm sạch, bảo quản và thay kính áp tròng theo hướng dẫn của bác sĩ.

- Không dùng chung vật dụng cá nhân, chẳng hạn như gối, khăn lau, khăn tắm, thuốc nhỏ mắt, đồ trang điểm, kính áp tròng, hộp đựng kính áp tròng hoặc kính mắt.

- Không đi bơi trong giai đoạn mắc bệnh.

Trường hợp ở gần người đau mắt đỏ, có thể giảm nguy cơ lây bệnh bằng cách:

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây. Rửa sạch tay trước và sau khi vệ sinh, bôi thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ lên mắt bị nhiễm trùng. Nếu bạn không có xà phòng và nước, hãy sử dụng dung dịch chứa ít nhất 60% cồn để rửa tay.

- Rửa tay sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc các vật dụng mà người đó sử dụng.

- Tránh chạm vào mắt khi chưa rửa tay.

- Không dùng chung các vật dụng của người đau mắt đỏ.

Nên thực hiện các bước sau để tránh tái nhiễm sau khi đã chữa khỏi đau mắt đỏ:

- Vứt bỏ và thay thế các dụng cụ trang điểm đã sử dụng khi bị đau mắt đỏ.

- Vứt bỏ kính áp tròng và hộp đựng đã sử dụng khi mắt bị nhiễm trùng.

- Làm sạch kính mắt theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Khi bạn hoặc người thân trong gia đình bị đau mắt đỏ do vi khuẩn hoặc virus, bác sĩ chuyên khoa Mắt sẽ đề nghị ở nhà cho đến khi bệnh điều trị khỏi và không còn khả năng lây nhiễm. Thông thường, đau mắt đỏ giảm nguy cơ lây nhiễm nếu bạn đã dùng thuốc kháng sinh trong 24 giờ hoặc không còn triệu chứng bệnh.

NGUỒN: BỘ Y TẾ

 

 
Video Clip
Thời tiết
HƯNG YÊN WEATHER
Lượt Truy Cập
Số lượt truy cập : 4265242